Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược là gì? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:05 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về thực hiện đánh giá hồi môi trường chiến lược theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Môi trường luôn là lĩnh vực nóng hổi được Nhà nước và Chính phủ quan tâm hàng đầu. Song song với quá trình phát triển nền công nghệ máy móc, môi trường đang có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của con người và các sinh vật khác. Do đó, các hoạt động, dự án trên quốc gia cần phải có những đánh giá, điều tra chất lượng môi trường trước khi tiến hành để có các phương án xử lý đồng thời bảo vệ môi trường trong khu vực.

Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra quy định về đánh giá chiến lược môi trường để hướng dẫn tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý trước khi thực hiện các dự án quan trọng. Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 3 nội dung tiếp theo về thực hiện đánh giá môi trường chiến lược tại Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi là Luật bảo vệ môi trường năm 2020).

Trách nhiệm thẩm định, xem xét kết quả đánh giá môi trường chiến

Khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“4. Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thẩm định kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định quy hoạch. Cơ quan phê duyệt chiến lược có trách nhiệm xem xét kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình phê duyệt.”

Thẩm định là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một số vấn đề nào đó. Cơ quan có trách nhiệm phê duyệt, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đó thẩm định các cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch hay phê duyệt chiến lược chịu trách nhiệm thẩm định và xem xét kết quả về lĩnh vực của mình, đảm bảo tính pháp lý và nội dung tiến hành theo đúng quy định của pháp luật và không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời đưa ra các nhận xét, phân tích về tính phù hợp, chính xác của báo cáo để tránh gây nhầm lẫn, chênh lệch giữa báo cáo và thực tế.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch.

Nội dung này đã được quy định rõ tại khoản 5 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong đó, nội dung thực hiện đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:

“1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc Danh mục các đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan thẩm định, gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư này;

b) Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và chín (09) bản dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 1.2 và 1.3 Thông tư này.

2. Trường hợp điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP:

a) Cơ quan lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường một (01) văn bản giải trình các nội dung điều chỉnh của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các vấn đề môi trường liên quan kèm theo một (01) dự thảo điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ quan phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.”

Kết quả đánh giá môi trường chiến lược là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt chiến lược, quy hoạch.

Căn cứ vào khoản 6 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“6. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt chiến lược, quy hoạch.”

Kết quả đánh giá môi trường chiến lược là nội dung rất quan trọng, làm tiền đề để phê duyệt các chiến lược, quy hoạch cho mục tiêu tới. Vì vậy các kết quả này phải thật chính xác và khách qua, không xa rời thực tế để từ các kết quả này có thể đưa ra các phương án thực hiện phù hợp nhất.

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư