2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thuốc bảo vệ thực vật là một nhân tố đảm bảo sự phát triển của nền nông nghiệp, đảm bảo tăng năng suất cây trồng, nhưng nếu sử dụng thái quá sẽ gây độc cho con người, làm suy thoái môi trường. Vì vậy, việc đăng ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, có những loại thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Vậy đó là những loại thuốc nào? Bài bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Khoản 1 Điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất: Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam;
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28/12/2021.
Thứ hai: Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
Nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái thì những loại thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người vật nuôi, hệ sinh thái sẽ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Thứ ba: Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối gây hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu;
Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc thành phần hữu hiệu có hoạt tính sinh học của thuốc bảo vệ thực vật.
Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm (sau đây gọi chung là thuốc thành phẩm) là sản phẩm được sản xuất từ thuốc kỹ thuật với dung môi, phụ gia theo quy trình công nghệ nhất định, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có nhãn hàng hóa và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng.
Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là sản phẩm có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật.
Thứ tư: Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với thuốc bảo vệ thực vật khác có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
Để tránh gây nhầm lẫn các loại thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng thì các loại thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với thuốc bảo vệ thực vật khác có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam sẽ không được đăng ký vào Danh sách. Quy định này nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp đối với thuốc bảo vệ thực vật đã đăng ký trước đó.
Thứ năm: Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.
Methyl Bromide là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học CH3Br. Đây là khí không màu, không mùi, không cháy, được cả ở sản xuất quy mô công nghiệp lẫn trong một số quá trình sinh học. Hóa chất này được một số quốc gia sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật cho đến đầu những năm 2000, là một chất khử trùng được sử dụng để chống lại nhiều loại dịch hại bao gồm nhện, ve, vi khuẩn, nấm, thực vật, côn trùng, tuyến trùng và động vật gặm nhấm.
Khoản 2 Điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
- Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
- Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;
- Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh