2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thuốc bảo vệ thực vật là một nhân tố đảm bảo sự phát triển của nền nông nghiệp, đảm bảo tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật có những tác động nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh, vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn trong một số trường hợp, thuốc bảo vệ thực vật bị tiêu hủy. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật là làm cho thuốc bảo vệ thực vật mất hẳn đi, không còn tồn tại.
Khoản 1 Điều 74 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu hủy bao gồm:
- Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp:
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thuốc bảo vệ thực vật giả;
- Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng mà không thể tái chế;
- Thuốc bảo vệ thực vật không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định mà không thể tái chế hoặc tái xuất;
- Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Khoản 2, 3 Điều 74 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật như sau:
2. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải thực hiện việc tiêu hủy theo quy định quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí.
3. Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiêu hủy và bố trí kinh phí.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải thực hiện theo quy quy định quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo việc tiêu hủy thuốc không gây hại đến môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người, động vật và hệ sinh thái. Về chi phí, tổ chức, cá nhân phải chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật của mình mà buộc phải tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy không thuộc sở hữu của cá nhân nào thì trách nhiệm tiêu hủy sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và bố trí kinh phí tiêu hủy thuốc.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh