Tổ chức và phát triển thị trưởng các-bon là gì? (Phần 3)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:35 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Tổ chức và phát triển thị trưởng các-bon theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Vì vậy đòi hỏi xã hội phải có những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường đồng thời phát triển nền kinh tế bền vững, đảm bảo cuộc sống của con người trên Trái Đất. Theo đó, việc phát triển thị trường các-bon được xem là yêu cầu cấp thiết, vừa góp phần tạo những giá trị kinh tế nhất định, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước, đồng thời là sự kết nối hợp tác để mở rộng quan hệ ngoại giao thông qua việc đầu tư khoa học, công nghệ và tài chính giữa vcasc qốc gia. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra các quy định chi tiết về thị trường các-bon tại Việt Nam.

Tiếp nối Phần 2, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu tiếp theo về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong tổ chức và phát triển thị trường các-bon theo Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

Khoản 8 Điều 139 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm.

Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.

Hiện nay, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định Mục tiêu quốc gia về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định, phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hàng năm của các cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Căn cứ vào khoản 9 Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Pháp luật quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước.

Thị trường các-bon được hiểu là việc cho phép các quốc gia có dư thùa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều/ít hơn mục tiêu cam kết. Ở đây, Bộ Tài chính chủ trì và phối hợp với các Bộ có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước. Theo đó, các cơ sở phát thải khí nhà kính được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán, vay mượn, chuyển giao tín chỉ các bon trên thị trường các-bon trong nước phù hợp với quy định pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nội dung này được quy định tại khoản 10 Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều này; tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới.

Như vậy, các đối tượng phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường các-bon trong nước.

Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Theo đó, hiện nay đã có Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2022.

Quy định chi tiết của Chính phủ

Khoản 11 Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này, chi phí phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, lộ trình, thời điểm triển khai thị trường các-bon trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ví dụ: Dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia: Nghị định thư Kyoto của công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu năm 1997. Theo đó, Việt Nam tham gia phê chuẩn Nghị định thư từ ngày 25 tháng 9 năm 2002.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư