Trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

Trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi là gì?

Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.

Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

Khai thác công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Khai báo hành vi tác động xấu đến công trình thủy lợi

Khoản 1 Điều 42 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của công trình phải báo ngay cho tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi

Khoản 2 Điều 42 Luật Thủy lợi 2017 quy định tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng diễn biến công trình;

- Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Giám sát việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Trường hợp công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố phải thực hiện các biện pháp xử lý, đồng thời phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai;

- Vận động tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Khoản 3 Điều 42 Luật Thủy lợi 2017 quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;

- Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;

- Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và quản lý an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn;

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.

Trách nhiệm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ quản lý.

- Việc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư