2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việt Nam là một đất nước đang phát triển nên vẫn cần nhập khẩu máy móc, thiết bị, phế liệu… Theo thống kế, có hàng nghìn tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế khoa học, các công nghệ máy móc kỹ thuật phát triển vượt bậc thì điều này cũng gây ra những đe dọa không nhỏ đến môi trường. Qúa trình sản xuất, hoạt động của con người đã tạo ra không ít lượng chất thải khó phân hủy và các loại nguyên nhiên liệu phân hủy ra các chất ô nhiễm khó phân hủy, không được xử lý cẩn thận mà tích tụ, ứ đọng vào môi trường. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các trách nhiệm bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;”
Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) là các chất có gốc carbon mà khi thải ra môi trường sẽ có một số đặc tính vật lý và hóa học sau: chúng không bị phân hủy trong một thời gian rất dài, chúng làn tràn khắp nơi trong môi trường do quá trình tự nhiên, chúng tích tụ trong các loài sinh vật sống, và chúng độc hại cho cả con người và tự nhiên.
Theo đó, pháp luật quy định yêu cầu bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm phân hủy là không sản xuất hay nhập khẩu, sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hay thiết bị có chứa chất này. Các loại chất này đã được quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm. Các tổ chức cá nhân phải kiểm soát và thường xuyên theo dõi đánh giá nguồn phát sinh chất ô nhiễm khó phân hủy và nếu vượt quá thời gian phân hủy cho phép thì cần được thu gom và tái chế theo đúng quy định của pháp luật.
Nội dung này được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này; tích hợp thông tin quan trắc các chất ô nhiễm khó phân hủy trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia theo quy định của Công ước Stockholm, điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của pháp luật.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Theo đó hiện nay đã có dự thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giới hạn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị.
Nội dung này được quy định tai điểm c khoản 2 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy thuộc lĩnh vực ngành, địa phương mình phụ trách theo quy định của Công ước Stockholm, điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của pháp luật;
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“d) Chính phủ quy định chi tiết về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của Công ước Stockholm và điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Chất ô nhiễm và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy thì rất khó mà thu gom, xử lý triệt để. Vì vậy cần hạn chế việc sử dụng các nguồn này và kiểm soát nguồn phát sinh ngay từ đầu để phòng tránh trước các tác động xấu có thể gây ra môi trường.
Ví dụ: Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh