Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:01 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia

 

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tại Việt Nam, phần lớn các hệ thống sông biển đều có liên quan đến quốc tế, trải dài dọc biên giới từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Chính vì vậy, Chính phủ luôn quan tâm đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước xuyên biên giới và vấn đề hợp tác với các quốc gia có cùng chung nguồn nước.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày rõ trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước theo Điều 67 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam liên quan đến nguồn nước liên quốc gia

Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. Như vậy, nguồn nước liên quốc gia là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam liên quan đến nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Căn cứ vào khoản 2 Điều 67 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định như sau:

“2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam.”

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập, công bố báo cáo tài nguyên nước quốc gia định kỳ 05 năm một lần và Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

Cho đến thời điểm này, Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước tại trung ương đã cơ bản hoàn thiện đáp ứng được mục tiêu giám sát tự động các thông số về khai thác, sử dụng và các công trình xả nước thải vào nguồn nước. Đồng thời, các chức năng của hệ thống đã được xây dựng như tiếp nhận, lưu trữ dữ liệu quan trắc; tổng hợp, phân tích và xây dựng các biểu đồ, đồ thị liên quan; thống kê dữ liệu theo thời gian, loại hình, theo đơn vị hành chính, lưu vực sông; tìm kiếm và quản lý thông tin; hiển thị các trạm quan trắc trên bản đồ; đưa ra cảnh báo, thông báo khi có dấu hiệu chuẩnx bị vượt ngưỡng hoặc khi đã vượt ngưỡng.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 67 Luật Tài nguyên nước năm 2017.

Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp tại vùng biên giới có nguồn nước liên quốc gia chảy qua khi phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước trên địa bàn phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như: thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; ô nhiễm nguồn nước; nguồn nước phụ thuộc lớn vào nước ngoài; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; bảo vệ rừng, nguồn sinh thủy lưu vực sông; hiệu quả sử dụng nước thấp; vấn đề về nguồn lực để giải quyết tổng thể vấn đề an ninh nguồn nước, hệ lụy là tài nguyên nước Việt Nam đang quá thừa, quá thiếu, quá bẩn và đang là mối đe dọa, là nguyên nhân làm chậm tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Chính vì vậy, mỗi xã, mỗi huyện, tỉnh đều phải có trách nhiệm theo dõi sát sao nguồn nước liên quốc gia chảy qua trên địa bàn của mình để kịp thời phát hiện những bất thường và có hướng giải quyết nhanh nhất.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư