2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Vì vậy, Nhà nước đã đưa ra các quy định về đánh giá tác động môi trường để hướng dẫn các cơ quan tổ chức có hành động đúng đắn nhất. Trong đó trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm nội dung về trách nhiệm của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“1. Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.”
Thẩm định là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về vấn đề nào đó.
Phê duyệt là hành vi pháp lý đồng ý cho phép thực hiện một công việc theo yêu cầu hoặc đề nghị của một tổ chức, cá nhân khác.
Theo đó, cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, quá trình thẩm định phải được diễn ra một cách nghiêm túc, rõ ràng và xác thực để đảm bảo kết quả thẩm định là hợp lý nhất.
Khoản 2 Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định
“2. Công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.”
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về tình trạng chất lượng môi trường của doanh nghiệp.
Theo đó, cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm công khai các quyết định phê duyệt thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để đảm bảo tính công bằng, chân thực. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định, đối với các đối tượng thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc doanh nghiệp theo yêu cầu thì không phải công khai trên các cổng thông tin điện tử.
Nội dung này được quy định rõ ràng tại khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia được lập ra với mục tiêu nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện Luật Bảo vệ môi trường; đảm bảo sự thống nhất giữa nhiều cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương đối với các dữ liệu môi trường, đảm bảo kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương phục vụ triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Đồng thời đáp ứng giải quyết dịch vụ công, các thủ túc hành chính, thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc hoàn thiện đến đâu, kết nối và chia sẻ ngay đến đó.
Theo đó, cơ quan thẩm định sẽ có trách nhiệm xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu về đánh giá tác động môi trường vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh