Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:54 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn

 

Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của khí tượng và thủy văn nhằm hiểu về các trạng thái thời tiết, khí hậu dựa trên các lập luận, mô hình… Từ đó có thể đưa ra các dự đoán về các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy… Đây được coi là những thông tin rất quan trong bảo vệ tài sản và tính mạng của con người và sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay, Việt Nam đã cam kết với thế giới cùng nỗ lực giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tận dụng cơ hội này để chúng ta cùng phối hợp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, biến thách thức thành cơ hội do biến đổi khí hậu gây ra.  

Ngành khí tượng Việt Nam đã trải qua hơn 100 năm hoạt động và phát triển với nhiều cống hiến quan trọng cho đất nước cũng như nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong những năm gần đây, hợp tác quốc tế của ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã phát triển sâu rộng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của Ngành nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn theo Điều 53 Luật Khí tượng thủy văn số 21/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 17 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Khí tượng thủy văn năm 2020).

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Căn cứ vào khoản 1 Điều 53 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu;

b) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phương án phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện các hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai của địa phương

c) Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, thông tin, dữ liệu, cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn tại địa phương;

đ) Theo dõi, đánh giá việc khai thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn;

e) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động thẩm định, thẩm tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; việc lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

g) Tổ chức đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực thuộc phạm vi quản lý;

h) Tổ chức truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý;

i) Quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý;

k) Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; thực hiện các biện pháp phát triển hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn trên địa bàn;

l) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn theo thẩm quyền;

m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền;

n) Xử lý theo thẩm quyền hành vi vi phạm hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn và các hành vi vi phạm pháp luật khác về khí tượng thủy văn trên địa bàn;

o) Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương

Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Theo dõi việc chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

b) Theo dõi, đánh giá, khai thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn;

c) Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về khí tượng thủy văn; tham gia giải quyết, xử lý vi phạm về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền;

d) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khí tượng thủy văn, thiệt hại do thiên tai khí tượng thủy văn gây ra trên địa bàn;

đ) Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về khai thác, bảo vệ công trình khí tượng thủy văn trên địa bàn;

e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn theo phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo khoản 3 Điều 53 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tham gia bảo vệ công trình khí tượng thủy văn trên địa bàn;

b) Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về khí tượng thủy văn; tham gia giải quyết, xử lý vi phạm về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền;

c) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khí tượng thủy văn, thiệt hại do thiên tai khí tượng thủy văn gây ra trên địa bàn;

d) Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về khai thác, bảo vệ công trình khí tượng thủy văn trên địa bàn;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn theo phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Khí tượng thủy văn

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư