Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về thủy lợi?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về thủy lợi

Thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đáp ứng các yêu cầu về nước để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất phát triển kinh tế. Trước tầm quan trọng đó, Luật Thủy lợi được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19-6-2017 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2018 có 10 chương, 60 điều quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về thủy lợi.

Thủy lợi là gì?

Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.

Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 1 Điều 57 Luật Thủy lợi 2017 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

- Tổ chức lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi; phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi;

- Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Bảo đảm kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Quản lý, phân bổ tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý;

- Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; dự báo về nguồn nước phục vụ hoạt động thủy lợi và các nhu cầu dùng nước khác; kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để lập phương án điều hòa, phân phối nguồn nước bảo đảm nhu cầu sử dụng nước thiết yếu cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;

- Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi;

- Định kỳ hằng năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động thủy lợi.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Khoản 2 Điều 57 Luật Thủy lợi 2017 quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi;

- Chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi;

- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;

- Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thủy lợi trên địa bàn;

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

Khoản 3 Điều 57 Luật Thủy lợi 2017 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức thực hiện phát triển thủy lợi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở trong trường hợp chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở;

- Huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thủy lợi trên địa bàn;

- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư