2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và chất lượng sống của cộng đồng. Trước thực tế này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước của Việt Nam phải đưa ra các biện pháp cụ thể để quản lý và hạn chế các tác động tiêu cực với môi trường, bảo đảm lợi ích của cộng đồng.
Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các trách nhiệm tiếp theo của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định chi tiết tại điểm d khoản 1 Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn theo thẩm quyền và theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Như vậy, chất lượng môi trường được xác định dựa trên hàm lượng ô nhiễm trong môi trường và chất lượng sống của con người và các sinh vật khác.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ theo dõi và giám sát các công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn các di sản thiên nhiên và hệ sinh thái trên địa phương của mình.
Điểm đ khoản 1 Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“đ) Đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới quan trắc môi trường theo quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường của địa phương; thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật;”
Trong đó, quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cụ thể ở đây là phạm vi trên địa phương thuộc thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Nội dung này được quy định chi tiết tại điểm đ khoản 1 Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, báo cáo môi trường theo quy định của pháp luật.
Báo cáo môi trường là các báo cáo về hiện trạng, đánh giá chất lượng và các tác động lên môi trường, từ đó tìm ra những chiến lược kế hoạch phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ lên cơ quan có thẩm quyền, trình tự và thủ tục được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Điểm g khoản 1 Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“g) Truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường; giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;”
Truyền thông chính là những hoạt động truyền đạt hay lan truyền thông tin, định hướng được hành vi của dư luận thông qua các phương tiện như báo đài, radio, mạng Internet và các hội nghị, buổi giao lưu tuyên truyền…
Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn các trách nhiệm tiếp theo về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở Phần 3.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh