2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và đang tạo ra những tác động, áp lực rất lớn lên môi trường. Do đó, đòi hỏi phải có một quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thống nhất. Nhận thấy được các vấn đề này, Nhà nước đã đưa ra yêu cầu bắt buộc phải quan trắc môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động phát sinh nguồn ô nhiễm.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích các quy định về trách nhiệm quan trắc môi trường theo Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường sông và hồ liên tỉnh, biển, vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù; thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên;
b) Lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và cấp tỉnh; quan trắc đa dạng sinh học.
Ví dụ: Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu liên quan đến quan trắc môi trường.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện chương trình quan trắc phóng xạ gồm các chương trình quan trắc thành phần phóng xạ trong môi trường.”
Quan trắc phóng xạ nhằm mục đích đảm bảo kịp thời phát hiện mọi diễn biến bất thường về bức xạ, hạt nhân trên toàn lãnh thổ Việt Nam và hỗ trợ kịp thời cho công tác ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân. Mạng lưới quan trắc sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
Ví dụ: Thông tư số 16/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia”.
Khoản 3 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý nông nghiệp gồm các chương trình quan trắc nước, đất, trầm tích phục vụ mục đích thủy lợi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
Ví dụ: Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Khoản 4 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“4. Bộ Y tế tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường lao động trong khu vực làm việc.”
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố quan trọng môi trường lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Ví dụ: Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Khoản 5 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ Quốc phòng tham gia hoạt động quan trắc nước biển xa bờ, môi trường xuyên biên giới.
Vùng biển xa bờ là vùng biển tính từ đường cách bờ biển trên 24 hải lý (khoảng 44 km) đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam. Tài nguyên xuyên biên giới như nguồn nước quốc tế, môi trường không khí là những loại dùng chung giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia láng giềng.
Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào.
Bởi tính chất lãnh thổ và an ninh quốc gia, chính vì vậy, các yêu cầu quan trắc môi trường về nước biển xa bờ và môi trường xuyên biên giới sẽ do Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm và đảm bảo các công tác thực hiện quan trắc của mình.
Nội dung này được quy định tại khoản 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:
“6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường hằng năm.”
Ủy ban nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra vì vậy chúng được xác định là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi địa giới hành chính nhất định, ở đây là quan trắc môi trường trên địa bàn và báo cáo định kỳ lên cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ: Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Trà Vinh về Ban hành Bảng giá các thông số quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh