2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người đã tạo ra một khối lượng chất thải lớn vào môi trường. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính để hỗ trợ các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này, trừ sản phẩm xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.”
Tái chế được hiểu là quá trình rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm khó có thể tự tái chế hoặc xử lý thì phải đóng góp tài chính vào các Qũy hoạt động hợp pháp để thực hiện thu gom, xử lý bảo vệ môi trường.
Khoản 2 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đóng góp tài chính, vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; mức đóng góp tài chính được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì.”
Các đối tượng được đề cập đến ở đây gồm tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý.
Theo đó, các cơ sở đóng góp mức tài chính theo khối lượng, đơn vị sản phẩm, bao bì đã sản xuất và đóng góp đến Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam. Trong đó, Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về các hoạt động được hỗ trợ từ Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải bao gồm:
a) Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân;
b) Nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật.
Có thể thấy, mỗi loại chất thải sẽ có quy trình và cách xử lý khác nhau để có thể xử lý triệt để và đỡ phát sinh nhiều chi phí. Như vậy, Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ hỗ trợ các hoạt động thug om và xử lý đối với các chất thải rắn khó xử lý và độc hại cho môi trường.
Khoản 4 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“4. Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.”
Đối với các trường hợp không tự tổ chức thu gom, xử lý mà đóng góp vào quỹ tài chính hỗ trợ xử lý sản phẩm bao bì thì phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và việc đóng góp phải được công khai, minh bạch. Đảm bảo nguồn tài chính ra vào rõ ràng và sử dụng đúng mục đích đặt ra.
Khoản 5 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ví dụ: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh