2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có chế độ khí hậu, thủy văn rất phức tạp và đa dạng. Đồng thời, Việt Nam cũng nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phí xích đạo nên đã tạo cho nước ta có một nền nhiệt độ cao. Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).
Vì vậy, việc nghiên cứu khí tượng thủy văn để dự đoán thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu đã trở thành nhiệm vụ được Nhà nước chú trọng thực hiện. Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của khí tượng và thủy văn nhằm hiểu về các trạng thái thời tiết, khí hậu dựa trên các lập luận, mô hình… Từ đó có thể đưa ra các dự đoán về các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy… Đây được coi là những thông tin rất quan trong bảo vệ tài sản và tính mạng của con người và sinh vật trên Trái Đất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về trách nhiệm xây dựng, phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết và giám sát thực hiện theo Điều 44 Luật Khí tượng thủy văn số 21/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 17 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Khí tượng thủy văn năm 2020).
Căn cứ vào khoản 3 Điều 44 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định như sau:
“3. Cơ quan, tổ chức đề nghị tác động vào thời tiết có trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp về kế hoạch tác động vào thời tiết.”
Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng.
Như vậy, tác động vào thời tiết là tác động của con người lên các quá trình vật lý và hoá học của khí quyển thông qua các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm ngăn ngừa hay giảm nhẹ thiên tai hoặc tạo ra một dạng thời tiết thuận lợi trong một khu vực cụ thể, trong khoảng thời gian xác định để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia. Kế hoạch tác động vào thời tiết phải có ý kiến của cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động tác động vào thời tiết.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan giám sát việc thực hiện tác động vào thời tiết.
Hồ sơ đề nghị thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết được lập thành 5 (năm) bộ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết được lập theo Phụ lục số 02 Thông tư 09/2016/TT-BTNMT.
- Kế hoạch tác động vào thời tiết quy định tại Điều 3 của Thông tư 09/2016/TT-BTNMT kèm theo hồ sơ lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng.
Theo khoản 5 Điều 44 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 42 của Luật này.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết đối với các trường hợp sau:
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 6 Điều 44 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 42 của Luật này.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết đối với trường hợp tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.
Khoản 8 Điều 44 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 cũng quy định:
“Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Ví dụ: Thông tư số 09/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Khí tượng thủy văn
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh