2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế khoa học, các công nghệ máy móc kỹ thuật phát triển vượt bậc thì điều này cũng gây ra những đe dọa không nhỏ đến môi trường. Đặc biệt là những vấn đề thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng là những thách thức lớn của xã hội khi phải xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường để xác định rõ trách nhiệm của toàn thể trong các công tác bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu về trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường theo Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Khoản 1 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái thông báo cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái quy định tại khoản 2 Điều này.”
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Vì vậy, mỗi cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm với môi trường sống của mình, trong trường hợp phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái cần thông báo đến cơ quan có thẩm quyển để yêu cầu bồi thường đối với khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái theo đúng quy định của pháp luật.
Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, trách nhiệm yêu cầu bồi thường và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên; tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái theo để nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự mình hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Trong đó, chức năng, tính hữu ích của môi trường được thể hiện qua các phương diện chính như sau: không gian sinh tồn của con người, nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con người thải ra trong các hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất. Như vậy có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường và lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn được được tái tạo; chất lượng chất thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của môi trường.
Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, thiệt hại về tính mạng sức khỏe và các lợi ích hợp pháp khác. Theo đó, pháp luật quy định các đối tượng bị tổn hại đến con người có quyền báo đến cơ quan có thẩm quyền xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khoản 4 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ví dụ: Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh