Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:10 (GMT+7)

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

Cơ sở pháp lý:

- Luật Trồng trọt 2018

- Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về quản lý phân bón

Phân bón là gì?

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.

Chỉ tiêu chất lượng phân bón là thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.

Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Điều kiện nhập khẩu phân bón

Theo Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 quy định điều kiện nhập khẩu phân bón như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

d) Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

g) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;

h) Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

Theo khoản quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm:

- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định;

- Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định;

- Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

- Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

- Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt).

Trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

Khoản 2 Điều 20 Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón như sau:

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền (Cục bảo vệ thực vật).

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư