Trường hợp nào đóng, mở cửa rừng tự nhiên?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:06 (GMT+7)

Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, lâm nghiệp có vai trò sống còn trong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, lâm nghiệp đang góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, vào tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của một bộ phận dân cư miền núi cũng như những người làm trong ngành lâm nghiệp. Vì vậy, lâm nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và được pháp luật điều chỉnh cụ thể qua các văn bản quy phạm pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về các trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật.

Tổng quan về rừng

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.

Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mở cửa rừng tự nhiên là cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trở lại bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp đóng cửa rừng tự nhiên

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật lâm nghiệp 2017 quy định đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;

Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định, làm nguy cơ suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng cần phải được ngăn chặn. Việc đóng cửa rừng tự nhiên nhằm tạo điều kiện về thời gian phục hồi, tái tạo rừng hạn chế các tác động làm suy thoái rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng.  

Thứ hai: Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.

Rừng tự nhiên nghèo hiểu là rừng có sẵn trong tự nhiên nhưng tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng về sinh học đang còn hạn chế, khả năng chống chọi thiên tai, bảo vệ môi trường đang bị suy thoái. Vì vậy, rừng tự nhiên nghèo này cần phải đóng cửa để có thời gian để phục hồi, tái tạo, đảm bảo đạt đúng lợi ích của rừng tự nhiên.

Trường hợp mở cửa rừng tự nhiên

Khoản 2 Điều 30 Luật lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định nêu trên, rừng tự nhiên mở cửa trở lại cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không còn tồn tại tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng và rừng tự nhiên nghèo được phục hồi, đa dang sinh học và có khả năng phòng hộ trước thiên tai, bão lũ,...

Thực hiện đóng, mở cửa rừng tự nhiên

3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.

Quy chế quản lý rừng được quy định tại Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2014 quyết định về việc ban hành quy chế quản lý rừng. Quy chế này quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư