2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Theo đó, việc ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển… được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước chú trọng. Vì vậy, Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm quản lý sát sao, chặt chẽ các hoạt động thuộc lĩnh vực này.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung về tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam theo Điều 7 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Vùng biển nước ta: bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trong khu vực biển Việt Nam có khoảng 4.000 đảo lớn nhỏ, gần và xa bờ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ tạo thành một phòng tuyến bảo vệ kiểm soát và làm chủ vùng biển và hải đảo. Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực giao thông nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông.
Những đặc điểm chính của biển đảo Việt Nam là: có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển và tồn tại tốt, biển có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú đa dạng và quý hiếm. Những đặc điểm chính của biển đảo Việt Nam là: có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển và tồn tại tốt, biển có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú đa dạng và quý hiếm.
Căn cứ vào Điều 7 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định như sau:
“Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm.”
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được coi là một sự kiện trong lĩnh vực biển và hải đảo ở nước ta, được Chính phủ quy định trong Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009.
Theo đó, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam chính thức trở thành một hoạt động thường niên kể từ năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định đây là sự kiện quan trọng không chỉ có ý nghĩa sâu sắc và mang tầm quốc gia mà còn có ý nghĩa cả về phương diện quốc tế. Đây là sự kiện duy nhất tôn vinh biển, hải đảo và để bày tỏ mối quan tâm gắn bó của con người với biển, đảo vì tương lai của chính chúng ta. Mục tiêu chung của việc tổ chức Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam là nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các nhà ra quyết định về vai trò quan trọng của biển, đảo trong đời sống, qua đó cổ vũ các hoạt động vì môi trường biển hải đảo.
Qua các hoạt động từ Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam, Đảng và Nhà nước tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển của tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Đây cũng là công việc cần thiết để duy trì một truyền thống mới để khai thác, sử dụng và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam, qua đó, góp phần giữ cho đại dương của nhân loại được khỏe mạnh, đặc biệt là cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022 (từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6) là “Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển”. Đây là một trong những mục tiêu đặt ra nhằm rà soát những vấn đề tồn tại trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tình hình thực tiễn.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh