Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:55 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt

 

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Muốn vậy, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt theo Điều 27 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).

Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn nước liên quốc gia

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 27 Luật Tài nguyên nước năm 2017.

Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Theo đó, Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn nước liên quốc gia được thực hiện như sau:

- Ủy ban nhân dân các cấp nơi có nguồn nước liên quốc gia có trách nhiệm theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm trên địa bàn; trường hợp xảy ra sự cố thì phải chủ động tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh để tổ chức chỉ đạo xử lý và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại quốc gia xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.

Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp khẩn cấp

Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định như sau:

“3. Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.”

Tình trạng khẩn cấp là những tình huống bất thường và bất lợi có nguyên nhân từ con người hoặc tự nhiên, mà có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, gây ra những hậu quả to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội cho người dân và nhà nước. Để đối phó hiệu quả với tình trạng khẩn cấp, pháp luật cần có quy định đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là về sự cân xứng giữa các biện pháp mà nhà nước có thể và cần phải thực hiện để khắc phục hậu quả của tình trạng khẩn cấp, với các quyền và tự do cơ bản của con người.

Theo đó, trong tình trạng khẩn cấp, nhánh hành pháp của Nhà nước thường được ưu tiên trao quyền hành động so với các nhánh quyền lực khác. Điều này là hợp lý để có thể nhanh chóng hóa giải những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia.

Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt

Việc phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt được thực hiện như sau:

- Các nguồn nước phải được phân loại theo mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn kiệt và lập thứ tự ưu tiên để có kế hoạch phục hồi;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước nội tỉnh.

Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước

Khoản 5 Điều 27 Luật Tài nguyên nước quy định kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố và kinh phí phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt theo kế hoạch quy định tại điểm b khoản 4 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Xem thêm tại: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên nước

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư