2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và chất lượng sống của cộng đồng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo về môi trường để khuyến khích và đẩy mạnh các công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao.
Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung tiếp theo về ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường theo Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, các hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh được hưởng ưu đãi, hỗ trợ bao gồm:
a) Hoạt động đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải theo lộ trình do pháp luật về bảo vệ môi trường quy định;
b) Hoạt động di dời hộ gia đình ra khỏi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc di dời cơ sở đang hoạt động để đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường;
c) Hoạt động đầu tư phát triển vốn tự nhiên, bảo vệ di sản thiên nhiên.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, những hoạt động này sẽ được Nhà nước hỗ trợ và có những ưu đãi thích hợp để khuyến khích và đẩy mạnh các công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao.
Căn cứ khoản 4 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“4. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ.”
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết, kiến thức kĩ thuật.
Theo đó, tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được hưởng ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước.
Khoản 5 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường được Chính phủ ban hành ngày 13/5/2019 có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Theo đó, 15 danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
1. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) trở lên đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.
2. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung.
3. Xử lý chất thải nguy hại.
4. Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng.
5. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.
6. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
7. Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
8. Quan trắc môi trường.
9. Dịch vụ hỏa táng, điện táng.
10. Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, phế liệu nhập khẩu, máy móc, thiết bị, công nghệ.
11. Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
12. Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại).
13. Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.
14. Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.
15. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh