Xử lý chất thải nguy hại là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:28 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Xử lý chất thải nguy hại theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Song song với quá trình phát triển công nghệ hiện đại thì rác thải đang dần trở thành mối nguy hại đối với đời sống và sức khỏe con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, chất thải nguy hại ngày càng nhiều. Nguyên do chính dẫn đến tình trạng này chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh sản xuất và sinh hoạt của con người. Chính vì thế, để có được một môi trường xanh, sạch, đẹp thì cần phải có những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về việc quản lý chất thải để kiểm soát, bảo vệ môi trường một cách hệ thống nhất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định xử lý chất thải nguy hại theo Điều 84 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Xử lý chất thải nguy hại

Căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khá nhau về chất thải nguy hại tuy nhiên thì vẫn có những điểm đặc trưng tương đồng. Tại Việt Nam, chất thải nguy hại được hiểu là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.

Chính vì vậy mà việc xử lý chất thải nguy hại yêu cầu công nghệ kỹ thuật xử lý rất chặt chẽ để đảm bảo việc xử lý triệt để, khôn bị dư thừa tồn đọng và rò rỉ ra ngoài môi trường.

Chính sách của Nhà nước

Khoản 2 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; khuyến khích việc đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại quy mô cấp vùng; khuyến khích đồng xử lý chất thải nguy hại.

Xử lý chất thải nguy hại là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên do tính chất độc hại và mức độ khó xử lý nên vấn đề này luôn là thách thức đối với quốc gia. Việc đưa những khuyến khích và chính sách ưu đãi giúp cho tổ chức cá nhân tăng cường các công tác xử lý chất thải và có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Yêu cầu về cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;

b) Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;

c) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;

d) Có giấy phép môi trường;

đ) Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;

e) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;

g) Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;

h) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Khoản 4 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn thực hiện điểm g khoản 3 Điều này.

Ví dụ: Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Căn cứ vào khoản 5 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại; không hạn chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh khác về xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn.

Ngày 13/7/2021, Văn phòng UBND tỉnh, ban hành Thông báo số 509/TB-VP về ý kiến kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Nhàn về công tác quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, việc xử lý chất thải nguy hại được yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ nguồn thải này, nếu không sẽ ảnh hưởng nguy hại rất lớn cho môi trường và gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố có liên quan tiến hành rà soát, kiểm tra và xây dựng Kế hoạch đầu tư, xử lý chất thải nguy hại y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ xử lý 100%.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư