Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:27 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 2 nội dung đầu tiên xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng đã được quy định

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:

a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;

c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;

d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.

Chất thải công nghiệp thông thường bao gồm tất cả các loại thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt của một doanh nghiệp. Tuy không mang nhiều hiểm hoạ như chất thải nguy hại, nhóm thải này vẫn cần được xử lí chặt chẽ nhằm tránh những tác động xấu đến môi trường sống và sức khoẻ con người.

Theo như quy chuẩn trong TCVN 6705:2000, các chất thải công nghiệp thông thường được phân loại thành 3 nhóm: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất; Nhóm chất thải rắn sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng; Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý bằng các phương pháp đốt, chôn lấp, hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và phương pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan;

Nhìn chung, các chất thải rắn thông thường này có thể sử dụng tái chế thành các sản phẩm mới hoặc thu hồi vật liệu. Cách thu gom và xử lý các loại chất thải này sẽ được tiến hành như các loại chất thải rắn thông thường.

Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật

Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:

“2. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đảm bảo các yêu về bảo vệ môi trường gồm có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; các hệ thống thiết bị xử lý, lưu chứa, khu vực lưu giữ và phương tiện vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy trình quản lý theo quy định; có chương trình quản lý và giám sát môi trường. Đồng thời, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, các địa điểm đặt cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch môi trường, không ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Trên đây là 2 nội dung đầu tiên về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư