2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải.
Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 2 nội dung tiếp theo xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường là nhiệm vụ rất quan trọng và quyết định tới tác động môi trường. Nếu có lỗ hổng sơ sài ở công trình hay các thiết bị máy móc lưu giữ và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc bị lẫn với chất thải nguy hại dẫn đến xử lý không đúng cách, sẽ làm ảnh hưởng nặng nề tới môi trường. Vì vậy, việc này đã đặt trọng trách lên chủ các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong các vấn đề về xử lý chất thải đồng thời bảo vệ môi trường trong và sau quá trình xử lý.
Theo đó, chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:
Thứ nhất, bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
Thứ hai, trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
Thứ ba, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Thứ tư, sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
“a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.”
Chất thải công nghiệp thông thường bao gồm tất cả các loại thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt của một doanh nghiệp. Tuy không mang nhiều hiểm hoạ như chất thải nguy hại, nhóm thải này vẫn cần được xử lí chặt chẽ nhằm tránh những tác động xấu đến môi trường sống và sức khoẻ con người.
Nhìn chung, các chất thải rắn thông thường này có thể sử dụng tái chế thành các sản phẩm mới hoặc thu hồi vật liệu. Cách thu gom và xử lý các loại chất thải này sẽ được tiến hành như các loại chất thải rắn thông thường. Thông thường sẽ được thu gom và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế, tái sử dụng để xử lý những loại chất thải này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật quy định thì được tự tái chế, xử lý hoặc đồng xử lý, thu hồi năng lượng.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh