2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra đại dương mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải.
Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung tiếp theo về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải sinh hoạt rắn theo Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Khoản 4 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“4. Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.”
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải từ đồ ăn thừa, thức uống, các loại vỏ chai, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít, xong nồi, chảo, dao, máy cưa... được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau.
Các chất thải khi xử lý có thể tạo ra khí thải hay hợp chất độc hại ra ngoài môi trường, vì thế việc xử lý phải phải đảm bảo đáp ứng quy chuẩn quy chuẩn kỹ thuật môi trường và xử lý bằng công nghệ phù hợp.
Khoản 5 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.”
Ví dụ: Quyết định số 1560/QĐ-BTNMT ngày 09 tháng 8 năm 2021 về ban hành kế hoạch của bộ tài nguyên và môi trường thực hiện chỉ thị số 41/ct-ttg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của thủ tướng chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.
Theo đó, rà soát, sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong xử lý chất thải rắn theo hướng nghiêm ngặt hơn và tiệm cận tiêu chuẩn của các nước tiên tiến; trước mắt tập trung rà soát, sửa đổi QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:
“- Sửa đổi QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt: Việc sửa đổi được thực hiện theo hướng ban hành chung một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với khí thải công nghiệp, trong đó có quy định về khí thải lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện trong năm 2021; đối với quy định kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt sẽ được ban hành chung trong một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải, bao gồm lò đốt chất thải công nghiệp, lò đốt chất thải rắn y tế và lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện trong năm 2021.
- Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bãi chôn lấp chất thải rắn: Ban hành trong năm 2022.
Phân công thực hiện:
Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.”
Nội dung này được quy định tại khoản 6 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Ví dụ: Quyết định 39/2021/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về Quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh