2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra đại dương mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung đầu tiên về xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“1. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh phải được xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.”
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải từ đồ ăn thừa, thức uống, các loại vỏ chai, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít, xong nồi, chảo, dao, máy cưa... được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau.
Hiện nay, khoảng 70% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom được xử lý bằng phương pháp chôn lấp với khối lượng khoảng 35.000 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn, có cơ cấu thành phần phức tạp tuy nhiên chất thải tại các bãi chôn lấp lại chưa được phân loại, thu gom, xử lý hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh.
Vì vậy, đối với những bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đã đóng bãi hay nếu không hợp về sinh, có nguy cơ ô nhiễm môi trường thì phải luôn được kiểm soát, theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa ra các phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường.
Khoản 2 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Chủ dự án đầu tư hoặc cơ sở quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm sau đây:
a) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành cải tạo cảnh quan khu vực đồng thời có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
b) Tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định;
c) Hoàn thành việc xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường, lập hồ sơ và bản giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động.”
Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Cơ sở quản lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị được sử dụng cho hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Theo đó, chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện đầu tư vào hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
Khoản 3 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
Ví dụ: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Khoản 4 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.”
Ví dụ: Quyết định số 1560/QĐ-BTNMT ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài nguyên vfa Môi trường quy định về ban hành kế hoạch của bộ tài nguyên và môi trường thực hiện chỉ thị số 41/ct-ttg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của thủ tướng chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn lực, kinh phí cho việc xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do Nhà nước quản lý và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tự phát trên địa bàn.
Ví dụ: Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn hợp về sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh