2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo có ý nghĩa quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia và phải được báo cáo hoạt động quản lý thường xuyên để nắm bắt kịp thời. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu của báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo pháp luật về Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Cơ sở pháp lý
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2016 quy định về yêu cầu đối với báo cáo quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo như sau:
“1. Báo cáo phải được lập phù hợp với yêu cầu, nội dung, thể thức, thời điểm quy định tại Thông tư này.”
Theo đó, 3 cơ quan có trách nhiệm lập báo cáo hằng năm gồm:
Nguyên tắc thứ hai được đề cập là thông tin trong báo cáo phải đầy đủ, chính xác, khách quan và trung thực.
Tính chính xác, trung thực được hiểu là phản ánh đúng các tình hình, hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo. Tính khách quan, đầy đủ được hiểu là phản ánh đủ nội dung, đơn vị, sự kiện xảy ra trong hoạt động quản lý, không dựa trên suy nghĩ chủ quan làm ảnh hưởng đến sự chân thật của báo cáo. Việc đảm bảo được các nguyên tắc này trong báo giúp đưa ra những phân tích cụ thể, xác đáng và nắm bắt thông tin một cách rõ ràng nhất, kịp thời đưa ra những giải quyết cụ thể.
Yêu cầu thứ ba là số liệu trong báo cáo phải là số liệu mới nhất tại thời điểm báo cáo.
Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo luôn luôn thay đổi và việc nắm bắt thông số quản lý tổng hợp là khá khó khăn. Chính vì vậy, pháp luật quy định số liệu trong báo cáo được lấy ngay tại thời điểm báo cáo.
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Theo đó, nội dung báo cáo phải phản ánh được thực trạng của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, kết quả triển khai thực hiện, những khó khăn vướng mắc, nguyên nhân, đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh