2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, các khu chung cư nhiều… nên đối mặt với những thách thức to lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt sản xuất của con người và sự tồn tại của các sinh vật khác. Nhận thấy được các vấn đề này, các điều luật về bảo vệ môi trường được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên để phù hợp với hiện tại.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích các quy định về yêu cầu đối với chất thải, quản lý chất thải, quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khỏa 1 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải phải quy định mức giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm có trong chất thải. Giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm có trong chất thải phải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại của chất ô nhiễm, quy mô xả thải, phân vùng môi trường.”
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Như vậy, việc đưa ra mức giới hạn cho hàm lượng chất ô nhiễm có trong chất thải là nhiệm vụ cấp thiết và phải được tiến hành một cách cẩn thận, rõ ràng và dựa trên độ bao phủ và tính độc hại của chất ô nhiễm để đưa ra mức giới hạn phù hợp với từng khu vực môi trường.
Khoản 2 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý chất thải phải quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý trong thu gom, lưu giữ, xử lý bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.”
Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải.
Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, pháp luật quy định quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải quy định yêu cầu kỹ thuật, quản lý và tỷ lệ tạp chất tối đa được phép có trong lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Trong đó, phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
Tỷ lệ tạp chất tối đa được phép có trong lô hàng phế liệu nhập khẩu được quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 09 năm 2018 về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường như sau:
“2.1.4. Trong mỗi khối hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu được phép lẫn lượng phế liệu sắt, thép có mã HS khác (thuộc Danh mục phế liệu sắt, thép được phép nhập khẩu) so với mã HS khai báo trong hồ sơ nhập khẩu. Tỷ lệ khối lượng phế liệu sắt, thép có mã HS khác không vượt quá 20% tổng khối lượng của khối hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu.”
Nội dung này được quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải, quản lý chất thải phải có quy định về lộ trình áp dụng phù hợp.
Việc áp dụng mức giới hạn hàm lượng chất ô nhiễm có trong chất thải, các thông số về quản lý chất thải là nhiệm vụ còn mang tính thách thức lớn và lâu dài. Chính vì vậy quá trình thực hiện phải được lên kế hoạch phù hợp và đi theo đúng lộ trình đã đề ra.
Khoản 5 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“5. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định tại Điều này phải có chỉ dẫn phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật.”
Lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm sạch môi trường, đảm bảo an toàn về sức khỏe và chất lượng cuộc sống, kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu thông qua những thông tin được cập nhật định kỳ hàng tháng, năm để đánh giá chính xác được mức độ ô nhiễm.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh