2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thực vật đóng vai trò rất quan trọng đối với môi trường và các sinh vật liên quan, con người, động vật. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn thức ăn mà nó góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thực vật là cây và sản phẩm của cây.
Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật. Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu như sau:
Thứ nhất: Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;
Nhằm ngăn chặn, đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ thì vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp. Theo đó, vật thể đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đảm bảo an toàn, không có dịch bệnh gây hại gây ảnh hưởng xấu đến con người, động vật, môi trường và hệ sinh thái.
- Không có sinh vật gây hại trong danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 hoặc sinh vật gây hại lạ;
Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.
Sinh vật gây hại lạ là sinh vật gây hại chưa xác định được tên khoa học và chưa từng được phát hiện ở Việt Nam.
- Bao bì đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
Bao gói đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu có thể hiểu là sản phẩm dùng để chứa đựng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường.
Thứ hai: Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được phép nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cấp;
- Đáp ứng yêu cầu tương tự đối với vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh