2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Đặc biệt là tại các khu vực nông thôn chưa có các thiết bị, địa điểm xử lý chất thải triệt để và khoa học. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu đầu tiên về bảo vệ môi trường nông thôn theo Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;”
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp là một ngành nghề sản xuất phi tập trung với quy mô nhỏ, lẻ và thường sẽ hoạt động tại một khu vực nhỏ nào đó hơn là một cơ sở đã được xây dựng có quy mô và mục đích lớn. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Chất lượng môi trường được xác định các thông số về môi trường, hàm lượng các chất gây ô nhiễm để xác định môi trường tại một khu vực nhất định có phù hợp để triển khai các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. Theo đó, tại các khu vực nông thôn thì chế biến, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là phát triển mạnh mẽ nhất. Do vậy chất thải từ những ngành sản xuất này gồm thuốc trừ sâu, hóa học, máy móc thô sơ, lạc hậu không được xử lý gọn gang, triệt để dễ gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, Nhà nước yêu cầu đối với các đối tượng này cần phải bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường và xử lý chất thải theo đúng yêu cầu của pháp luật.
Điểm b Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường;”
Cụm dân cư chỉ một cộng đồng dân cư nhỏ sống quây quần tại một khu vực nhất định. Chúng có lịch sử hình thành tương đối dài với số lượng từ vài đến vài chục hộ gia đình cùng sinh sống trong một khoảng không gian.
Việt Nam có dân số sống ở vùng nông thôn chiếm số lượng lớn trên cả nước tuy nhiên thì các thiết bị kỹ thuật và máy móc công nghệ còn chưa phát triển cao nên việc xử lý rác thải cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc lắp đặt các hệ thống cơ bản như hệ thống thoát nước và địa điểm tập kết chất thải là điều quan trọng nhất. Đồng thời mỗi cá nhân trong cụm dân cư cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường khu vực mình sinh sống và làm việc.
Theo đó, pháp luật khuyến khích các hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường do cụm dân cư có quy mô khá nhỏ. Đồng thời, cụm dân cư vẫn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật để bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống.
Trên đây là 2 yêu cầu đầu tiên về bảo vệ môi trường nông thôn. Các yêu cầu tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh