2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu tiếp theo về bảo vệ môi trường trong trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo khoản 1 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định cụ thể tại điểm d khoản 1 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) là các chất có gốc carbon mà khi thải ra môi trường sẽ có một số đặc tính vật lý và hóa học sau: chúng không bị phân hủy trong một thời gian rất dài, chúng làn tràn khắp nơi trong môi trường do quá trình tự nhiên, chúng tích tụ trong các loài sinh vật sống, và chúng độc hại cho cả con người và tự nhiên.
Theo đó, chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy vượt giới hạn tối đa cho phép phải được lưu giữ, thu hồi, quản lý và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp đã tái chế, tiêu hủy theo quy định tại điểm c khoản này.
Điểm đ khoản 1 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“đ) Chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo về chủng loại và kết quả tính toán lượng chất ô nhiễm phát thải vào môi trường nước, không khí, đất theo danh mục và chuyển giao xử lý để quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro môi trường theo quy định của pháp luật;”
Theo đó, các chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định tại Phụ lục A, Phụ lục B và Phụ lục Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phần hủy (POP), 2001. Với sự độc hại và khó xử lý của những loại chất này nên pháp luật yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy cần báo cáo thường xuyên đến cơ quan có thẩm quyền và tính toán lượng phát thải ra môi trường để cơ quan quản lý kịp thời có phương án giải quyết.
Điểm e khoản 1 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Khu vực tồn lưu, ô nhiễm các chất ô nhiễm khó phân hủy phải được đánh giá, xác định, cảnh báo rủi ro và đề xuất biện pháp quản lý an toàn, xử lý và cải tạo, phục hồi môi trường.
Thống kê cho thấy có nhiều điểm tồn sư các chất ô nhiễm khó phân hủy đã bị biến dạng và bị ô nhiễm nghiêm trọng do bị chất thải ứ đọng lâu ngày, thấm vào lòng đất, nguồn nước và có khả năng theo nước mưa ngấm vào nguồn nước sinh hoạt hoặc tiềm ẩn trong không khí, nước uống của con người.
Vì vậy, các khu vực này phải luôn được giám sát và theo dõi để phát hiện rủi ro, kịp thời báo cho người dân địa phương và tìm ra các phương án xử lý, phục hồi môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh