Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước là gì?

Thứ tư, 08/02/2023, 16:20:00 (GMT+7)

Bài này chỉ ra các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước

Theo quan niệm cổ điển về ngân sách, thể chế ngân sách trong mỗi quốc gia được thiết lập và vận hành theo bốn nguyên tắc cơ bản đó là: Nguyên tắc ngân sách nhất niên; Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; Nguyên tắc ngân sách toàn diện; Nguyên tắc ngân sách thăng bằng. Ngày nay, hầu hết các nguyên tắc này vẫn được giới học giả đương thời thừa nhận như một quan điểm khoa học có tính lịch sử và đi xa hơn, họ còn luôn tìm cách củng cố, phát triển và đổi mới chúng để cho phù hợp với bối cảnh của nền tài chính công hiện đại. Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước qua nội dung bài viết sau đây.

Ngân sách nhà nước là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 đưa ra khái niệm ngân sách nhà nước như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

Các đặc điểm của ngân sách nhà nước

Thứ nhất, ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính không lồ cần được quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành.

Thứ hai, ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn là một đạo luật. Theo thông lệ, sau khi bản tự toán ngân sách nhà nước đã được soạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét quyết định và ban bổ dưới hình thức một đạo luật để thi hành.

Thứ ba, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng đặt dưới sự giám sát trực tiếp của quốc hội.

Thứ tư, ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào.

Thứ năm, ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước

Nguyên tắc ngân sách nhất niên

Xét về phương diện nội dung, nguyên tắc này có hai khía cạnh cơ bản:

+ Mỗi năm, quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền - lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kỳ do luật định.

+ Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong một năm và chính phủ - với tư cách là cơ quan nắm quyền hành pháp cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó.

Ngày nay, nguyên tắc này vẫn còn nguyên giá trị nhưng các học giả đương thời đã phát triển nó bằng cách đòi hỏi các nhà làm luật phải ghi rõ trong hiến pháp như là một trong những nguyên tắc hiến định. Ở Việt Nam, nguyên tắc ngân sách nhất niên được quy định tại Điều 14 Luật ngân sách nhà nước: Quy định các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước được thực hiện trong một năm và năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Nguyên tắc ngân sách đơn nhất

Nguyên tắc ngân sách đơn nhất, theo cách hiểu thông thường là mọi khoản thu và chi tiền tệ của Quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất, đó là bản dự toán ngân sách nhà nước sẽ được Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn để thực hiện. Nguyên tắc này cũng được xây dựng đầu tiên ở các nước có nền dân chủ sớm phát triển như Anh, Pháp, Đức... và được thừa nhận rộng rãi ở nhiều nước khác trên thế giới. Tuy rằng nội dung thực chất của nguyên tắc đã ít nhiều có sự thay đổi do sự biến chuyển của nền tài chính công hiện đại mà ví dụ điển hình cho hiện tượng này là sự xuất hiện của tình trạng đa ngân sách ở một vài nơi trên thế giới.

Nếu các khoản thu và chi lại trình bày trong nhiều văn bản khác nhau sẽ gây khó khăn cho việc thiết lập một ngân sách thăng bằng và hiệu quả, mà còn khiến cho Quốc hội (với quyền lập pháp có trong tay) cũng khó kiểm soát, lựa chọn được những khoản thu, chi nào là cần thiết hay quan trọng để phê chuẩn cho phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế – xã hội. Chẳng hạn, có hai việc chi, một việc cần thiết và một việc không quá mang tính cấp bách. Nếu đem hai việc đó trình Quốc hội định đoạt một thời điểm chắc chắn Quốc hội sẽ chọn việc chi tiêu cần thiết, nếu không có đủ kinh phí để tài trợ cho cả hai việc. Trong khi nếu việc trình Quốc hội chia làm nhiều thời điểm khác nhau và việc chi tiêu không quá cần thiết được trình trước thì Quốc hội sẽ thông qua việc chi này vì chưa biết được liệu trong tương lai có việc chi nào khẩn cấp hơn. Nguyên tắc này cho ta biết rõ dung lượng tổng cộng của ngân sách, không quên một khoản nào cũng không có khoản nào bị thi hành tới 2 lần. Tiếc rằng trong pháp luật thực định ở nước ta hiện nay chưa có điều luật nào ghi nhận một cách rõ ràng, chính thức về nguyên tắc này nên khiến cho việc thực hiện nó trong thực tế có phần lỏng lẻo.

Nguyên tắc ngân sách toàn diện

Cùng với hai nguyên tắc trên, nguyên tác ngân sách toàn diện cũng đã được đề cập từ thế kỷ XVII, XVIII ở nước Anh và các nước châu Âu lục địa khác. Nguyên tắc này có thể được diễn tả bằng hai nội dung cơ bản sau đây:

+ Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải ghi và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định; không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kỳ khoản thu, chỉ nào dù là nhỏ nhất.

+ Các khoản thu và các khoản chỉ không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chỉ trong mục lục ngân sách nhà nước được duyệt, không được phép dùng riêng một khoản thu cho một khoản chỉ cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chỉ. Tất nhiên, khi áp dụng nguyên tác này cần tính đến việc phải tuân thủ nguyên tác “Các khoản đi vay để bù đắp bởi chỉ ngân sách không được sử dụng để chi tiêu dùng mà chỉ được sử dụng để chỉ cho đầu tư phát triển".

Với hai nội dung cơ bản nêu trên, việc thực hiện nguyên tác ngân sách toàn diện sẽ bảo đảm cho bản dự toán ngân sách được thiết lập rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đầy đủ và để kiểm soát, tránh sự gian lẫn hay biến thủ công quý trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Nguyên tắc ngân sách toàn diện cũng được quy định một cách cụ thể tại khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Nguyên tắc ngân sách thăng bằng

Theo nghĩa cổ điển, nguyên tắc ngân sách thăng bằng được hiểu là tất cả các khoản thu đều phải bằng tất cả các khoản chi. Sự thăng bằng giữa các khoản thu và chi ngân sách phải được xác lập ngay từ khi lập dự toán ngân sách cho đến khi thực hiện xong kế hoạch dự toán đó. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng thu cũng như nhu cầu chi tiêu của mỗi quốc gia trong một năm thường xuyên biến đổi không ngừng, dưới sự tác động của rất nhiều yếu tố nên nguyên tắc thăng bằng chỉ được hiểu ở mức tương đối là các khoản thu chi phải tương ứng với nhau.

Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sự mất thăng bằng của ngân sách nhà nước đều có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi. Chẳng hạn, nếu tổng số chi lớn hơn tổng số thu (có nghĩa xảy ra tình trạng bội chi ngân sách nhà nước) thì số bội chi này thường ít có khả năng bù đắp nồi bằng các khoản thuế hay các khoản vay nợ, viện trợ nước ngoài mà đôi khi phải sử dụng đến giải pháp vay nợ ngắn hạn từ Ngân hàng trung lương, nghĩa là phát hành thêm tiền vào lưu thông để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách nhà nước. Hậu quả là việc áp dụng giải pháp này có thể sẽ gây ra tình trạng lạm phát tiền tệ trong nền kinh tế, nếu Chính Phủ cứ lạm dụng việc vay tiền từ Ngân hàng trung ương để bù đắp bội chi ngân sách hàng năm. Ngược lại, nếu tổng số thu lớn hơn tổng số chi (có nghĩa là bội thu ngân sách) thì hậu quả về phương diện kinh tế lẫn phương diện tài chính đều không phải hoàn toàn có lợi, bởi lẽ khi đó sẽ có một số lượng vốn ngân sách (tư bản) không được Chính Phủ đem ra sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội vốn không ngừng gia tăng và phát triển. Một khoản tiền của quốc gia sẽ không được đưa vào lưu thông, nền kinh tế trong nước như vậy sẽ mất đi một khoản lợi tức. Mặt khác, việc dư thừa một nguồn vốn ngân sách đáng kể trong Kho bạc nhà nước sẽ dễ dàng tạo ra tâm lý sử dụng ngân sách không tiết kiệm và kém hiệu quả, đồng thời cũng có thể tạo ra cơ hội cho một số nhân viên công quyền tìm cách tham ô, biến thủ công quỹ để mưu lợi cá nhân.

Xem thêmTổng hợp các bài viết về Luật Ngân sách nhà nước 2015

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư