2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Vậy việc thu chi được quy định như thế nào, trách nhiệm pháp lý như thế nào khi chi sai ngân sách?
Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thì vấn đề thu chi là vấn đề rất quan trọng, căn cứ vào dự toán được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi cơ quan đơn vị có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra các nội dung chi và các điều kiện chi.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp chi sai, dẫn đến thiệt hại cho nguồn ngân sách, theo đó sẽ đặt ra trách nhiệm pháp lý cho người chi sai.
Theo Điều 18 Luật Ngân sách nhà nước 2015, các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
+ Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
+ Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
+ Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
+ Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
+ Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.
+ Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
+ Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
+ Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.
+ Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật.
+ Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau.
Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.
Theo Điều 47 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao như sau:
“Điều 47. Hành vi chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi lập hồ sơ, chứng từ gửi kho bạc nhà nước để chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp tổ chức có hành vi mua sắm hoặc thuê tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thu hồi đối với các khoản chi đã chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Ngoài việc bị phạt tiền cá nhân, tổ chức có hành vi chi ngân sách Nhà nước sai mục đích còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là buộc thu hồi đối với các khoản chi sai mục đích.
Như vậy, hành vi chi sai, không đúng ngân sách nhà nước thuộc một trong các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiefn và buộc thu hồi đối với khoản chi sai mục đích đó.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Ngân sách nhà nước 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh