2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong hoạt động ngân sách nhà nước đó là Quốc Hội. Cụ thể quyền hạn của Quốc hội trong hoạt động ngân sách nhà nước được quy dịnh tại Điều 19 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Quốc Hội là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có ba chức năng chính đó là: Lập hiến, lập pháp; Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách cũng chính là quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội, thể hiện qua việc ban hành và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng và các ngành luật khác nói riêng.
Quốc hội còn quyết định chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ.
Kế hoạch tài chính 05 năm là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Kế hoạch tài chính 05 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
+ Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
+ Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ;
+ Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương; nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước;
+ Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.
+ Tổng số chi ngân sách trung ương được phân bổ; chi đầu tư phát triển theo từng lĩnh vực; chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi dự trữ quốc gia; chi trả nợ lãi, chi viện trợ; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; dự phòng ngân sách;
+ Dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi viện trợ của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực;
+ Mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu.
Cụ thể các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Ngân sách nhà nước 2015 đó là:
+ Thuế giá trị gia tăng, trừ thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
+ Thuế thu nhập cá nhân;
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu;
+ Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu.
+ Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
+ Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết.
+ Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
+ Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước.
+ Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Ngân sách nhà nước 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh