Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ trong việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:29 (GMT+7)

Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ trong việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Chính vì vậy, pháp luật quy định  các biện pháp, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Trong đó là biện pháp ngăn chặn, bảo vệ.

Khát quát chung

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.

Nạn nhân bạo lực gia đình là những người bị chính người thân của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội.

Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ trong việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Căn cứ theo Điều 19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ.

Khoản 1 Điều 19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

+ Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;

Hành vi bạo lực gia đình xảy ra thể hiện sự hung hăng, nóng giận, mất kiểm soát của người thực hiện nên bạo lực gia đình rất nguy hiểm cho nạn nhân cần phải chấm dứt ngay. Đây là biện pháp cần phải thực hiện đầu tiên, kịp thời nhằm đưa nạn nhân ra khỏi hành vi bạo lực gia đình, ngăn chặn và không cho hành vi bạo lực đó tiếp tục diễn ra.

+ Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;

Hành vi bạo lực gia đình xảy ra gây tổn hại về tinh thần, thể chất và kinh tế của nạn nhân. Nạn nhân bạo lực gia đình cần phải được chăm sóc, điều trị để phục hồi lại sức khỏe ban đầu. Biện pháp này nhằm bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình sớm quay trở lại cuộc sống đời thường.

+ Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự, tiến hành các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

+ Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

Theo Điều 8 Nghị định 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây: Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân; Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.

Trách nhiệm của người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình.

Khoản 2 Điều 19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.”

Theo đó, người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực xem xét tình hình và mức độ nguy hiểm của hành vi, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.

Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, bảo vệ

Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, bảo vệ quy định như sau:

+ Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

+ Việc áp dụng biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc) được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc quyết định của Tòa án.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư