2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu các hành vi bạo lực gia đình với Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Gia đình là tế bào của xã hôi, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế- văn hóa và xã hội của đất nước. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dang hình thức khác nhau.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
Thứ nhất: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
Hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng được thể hiện dưới nhiều hình thức: đánh đập, hành hạ, ngược đãi, vứt bỏ, cố ý gây thương tích,....Đây là những hành vi gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người cần được ngăn chặn, đảm bảo đời sống gia đình an toàn, lành mạnh.
Thứ hai: Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác được thể hiện dưới nhiều hành vi khác nhau như: chửi bới, đưa các thông tin( bao gồm hình ảnh và âm thanh) sai sự thực lên mang, viết các bài viết có nội dung bôi nhọ,.....
Theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Thứ ba: Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Bạo lực gia đình còn được biểu hiện ở việc thành viên trong gia đình bị cô lập, xua đuổi hoặc bị gây áp lực về học tập, tình cảm,....đây là nguyên nhân gây tổn thương về tinh thần, theo đó tâm lý bất ổn định dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như mắc bệnh tâm thần, tự kỉ, tự tự,.....
Thứ tư: Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức theo đó cá nhân được hưởng, được làm được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.
Nghĩa vụ là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, mang tính bắt buộc được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
Thứ năm: Cưỡng ép quan hệ tình dục;
Quan hệ tình dục là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào bên trong bộ phận sinh dục nữ nhằm mục đích tạo khoái cảm tình dục, sinh sản hoặc cả hai. Hành vi này phải dựa trên sự tự nguyện, nghiêm cấm việc ép buộc, bắt ép quan hệ tình dục.
Thứ sáu: Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó có cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến độ tuổi kết hôn( thông thường là chưa đến tuổi dậy thì) .
Kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.
Thứ bảy: Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
Tài sản riên của thành viên trong gia đình là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của thành viên đó. Theo đó, thành viên sẽ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
Tài sản chung của các thành viên trong gia đình được hiểu là tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Thứ tám: Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
Cuối cùng: Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật được thể hiện dưới một trong ba dạng: thực hiện hành vi mà pháp luật cấm; không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc thực hiện; thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định:
“2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn không bị xem là trái phát luật ( trong trường hợp cả hai đều không là vợ, chồng hợp pháp của một người khác). Tuy nhiên những đối tượng nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận trừ trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh