2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Chính vì vậy, pháp luật quy định các biện pháp, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Trong đó có việc cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình theo quyết định của Tòa án.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.
Theo Điều 8 Nghị định 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây:
+ Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân;
+ Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Theo khoản 1 Điều 21 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
“ 1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.”
Thụ lý là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực dân sự.
Giải quyết vụ án dân sự là việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa có nguyên đơn và bị đơn; việc giải quyết dựa trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
Nạn nhân bạo lực gia đình là những người bị chính người thân của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội.
Người có hành vi bạo lực gia đình là người thực hiện hành vi gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
Người giám hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Người đại diện là người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
Đơn yêu cầu sẽ là căn cứ để xem xét đến các yếu tố về tổn hại về sức khỏe, tính mạng; điều kiện về nơi ở nơi ở. Theo đó, nếu đầy đủ 3 điều kiện nêu trên, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình.
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
“ 2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.”
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là cán bộ chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND trên địa bàn xã.
Người đứng đầu cộng động dân cư là trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, quyết định cấm tiếp xúc sẽ có hiệu lực ngay sau khi kí và hết hiệu lực khi Tòa án hủy bỏ quyết định.
Theo khoản 4 Điều 21 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
“ 4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.”
Khoản 6 Điều 9 Nghị định 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định các trường hợp đặc biệt mà người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình, bao gồm:
+ Gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi;
+ Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng;
+ Tài sản của gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
+ Những trường hợp khác mà phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Theo khoản 5 Điều 21 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
" 5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp do tòa án quyết định trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự hoặc áp dụng độc lập với vụ việc đó nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ nhân chứng hoặc bảo đảm cho việc thi hành án dân sự.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc được thực hiện theo quy định của tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh