2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu những chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình với Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Gia đình là tế bào của xã hôi, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế- văn hóa và xã hội của đất nước. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dang hình thức khác nhau.
Căn cứ theo Điều 6 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định những chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Thứ nhất: Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngân sách có thể hiểu là kế hoạch thu và chi được Nhà nước xác định để làm nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là nguồn lực vững chắc để cơ quan, tổ chức, ngươi có thẩm quyền tiến hành thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đảm bảo trật tự ổn định trong gia đình và toàn thể xã hội.
Thứ hai: Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ được chi từ ngân sách nhà nước mà còn được tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao chất lượng phòng ngừa, hỗ trợ nạn nhân trong vấn đề bạo lực gia đình.
Thứ ba: Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật là những công cụ truyền tải thông điệp, ý nghĩa mang lại hiệu quả cao tới công chúng. Chính vì vậy, Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, sáng tác, công bố, phổ biến đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị và chất lượng cao về phòng, chống bạo lực gia đình.
Thứ tư: Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Để đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình thì việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình là cần thiết, tạo tiền đề, cơ sở vững chắc để cán bộ phát huy tối đa khả năng, tính chuyên nghiệp nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trong cộng đồng.
Thứ năm: Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Vấn đề chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, nghị định quy định về áp dụng khen thưởng đối với người tham gia phòng chống bạo lực gia đình; trường hợp công nhận thương binh, liệt sĩ; bồi thường thiệt hại và trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngoài ra tại nghị định này, Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các vấn đề về nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh