2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để việc phòng, ngừa mang lại hiệu quả tốt thì vấn đề tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng, chống bạo lực gia đình là rất quan trọng. Trong đó có vấn đề góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng, ngừa bạo lực gia đình.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.
Phòng, chống bạo lực gia đình là việc phòng trước không cho bạo lực gia đình xảy ra và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho hành vi vi phạm đó tiếp tục diễn ra.
Căn cứ theo Điều 17 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định vấn đề góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
“ 1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.”
Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
Theo Luật hòa giải ở cơ sở 2013 quy định: Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở.
Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở.
Như vậy đối tượng góp ý, phê bình là người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình tuy đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải nhưng tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình nhằm khuyên nhủ giúp cho đối tượng có thể nhận thức đúng đắn hơn trong hành vi của mình. Điều 6 Nghị định 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng.
“ 2. Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm đại diện gia đình, hộ gia đình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời.”
Thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố là các đơn vị của cơ sở. Theo đó, người đứng đầu cộng đồng dân cư sẽ là người quyết định việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Việc góp ý, phê bình được hướng dẫn thực hiện cụ thể tại Điều 6 Nghị định 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống bạo lực gia đình.
“ 3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.”
Uỷ ban nhân dân cấp xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước thuộc nhánh quyền lực hành pháp tại địa phương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh