Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình do gia đình, dòng họ tiến hành được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:28 (GMT+7)

Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình do gia đình, dòng họ tiến hành

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong đó có việc hòa giải mẫu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Cùng tìm hiểu việc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.

Khát quát chung

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Những người nên trên đều có quan hệ huyết thống với nhau và họ được coi có mối quan hệ gia đình, được Luật hôn nhân và gia đình được ghi nhận và bảo vệ

Dòng họ là một thiết chế xã hội gồm nhiều gia đình cùng huyết thống, có từ lâu ở nước ta. Họ của các dân tộc không giống nhau do điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quán khác nhau.

Hòa giải mẫu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành.

Căn cứ theo Điều 13 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành như sau:

Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành

Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

Bởi mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình nên gia đình có trách nhiệm phát hiện kịp thời để việc hòa giải có hiệu quả, tránh trường hợp để xung đột, mâu thuẫn kéo dài và trở nên gay gắt, khó hòa giải.

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

Theo đó, người đứng đầu hoặc có uy tín trong dòng họ, công đồng dân cư chủ động hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình trong trường hợp gia đình không hòa giải được nhằm đảm bảo ổn định đời sống gia đình nói riêng và toàn thể dòng họ, cộng đồng dân cư nói chung.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư