Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định hành vi nào bị nghiêm cấm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:28 (GMT+7)

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định hành vi bị nghiêm cấm

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu những hành vi bị nghiêm cấm được pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình quy định cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.

Khát quát chung

Gia đình là tế bào của xã hôi, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế- văn hóa và xã hội của đất nước. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.

Những hành vi bị nghiêm cấm

Căn cứ theo Điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;

+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Có thể thấy đây là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại và gây tổn thương nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, kinh tế của nạn nhân bạo lực gia đình và ảnh hưởng xấu đến sự ổn định, văn minh, sự phát triển của gia đình nói riêng và toàn thể xã hội nói chung. Chính vì vậy, pháp luật nghiêm cấm các chủ thể thực hiện những hành vi nêu trên và bảo đảm bằng việc áp dụng các biện pháp xử lý, chế tài phù hợp với mức độ vi phạm chủ thể.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư