2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để giảm thiểu hành vi bạo lực gia đình thì việc tăng cường thông tin, tuyên truyền về phòng, ngừa bạo lực gia đình là rất cần thiết. Cùng tìm hiểu mục đích và yêu cầu của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Gia đình là tế bào của xã hôi, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế- văn hóa và xã hội của đất nước. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.
Phòng, chống bạo lực gia đình là việc phòng trước không cho bạo lực gia đình xảy ra và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho hành vi vi phạm đó tiếp tục diễn ra.
Căn cứ pháp lý: Điều 9 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
“ 1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.”
Trên thực tế, bạo lực gia đình xảy ra do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, xuất phát từ ban đầu là nhận thức sai lệch, không đúng đắn khi dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, Chính vì vậy, việc đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực nhằm mục đích chính là giáo dục về tính nguy hiểm, hậu quả của hành vi, giúp thay đổi nhận thức và sửa chữa hành vi theo chuẩn mực của xã hội. Đây là tiền đề tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình, xây dựng cuộc sống lành mạnh, văn minh và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
Đây là yêu cầu cơ bản trong vấn đề thông tin, truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình. Những thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải đảm bảo tính chính xác, mức độ đáng tin cậy của thông tin, việc truyền tải phải cụ thể, dễ hiểu và bám sát vào thực tiễn cuộc sống.
Thứ hai: Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
Mỗi một đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo sẽ có nhận thức, mức độ tiếp cận phù hợp theo khả năng và điều kiện hoàn cảnh. Hơn nữa, bạo lực gia đình được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau nên việc thông tin, tuyên truyền về phòng, ngừa bạo lực gia đình phải phù hợp về các tiêu chí như trên, đảm bảo đối tượng được thông tin, tuyên truyền tiếp thu, thấu hiểu được hết các vấn đề trong quá trình thông tin, tuyên truyền.
Thứ ba: Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Pháp luật đảm bảo về bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình đối với vấn đề thông tin, tuyên truyền phòng, ngừa bạo lực gia đình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh