2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình với Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Gia đình là tế bào của xã hôi, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế- văn hóa và xã hội của đất nước. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dang hình thức khác nhau.
Căn cứ pháp lý: Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Quyền là những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân, tổ chức được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.
Theo khoản 1 Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
“1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Nạn nhân bạo lực gia đình là những người bị chính người thân của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Pháp luật đảm bảo các quyền đối với nạn nhân bạo lực gia đình nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và lợi ích chính đáng của họ, đồng thời khắc phục, hỗ trợ để nạn nhân có điều kiện để phục hồi sau khi bị xâm hại, xây dựng cuộc sống ổn định, an toàn, lành mạnh và văn minh trong đời sống gia đình nói riêng và xã hội nói chung.
Nghĩa vụ được hiểu là Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
Theo khoản 2 Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
“ 2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.”
Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi thì nạn nhân bạo lực gia đình cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Thực tế cho thấy có rất nhiều nạn nhân bị bạo lực gia đình nhưng chọn cách im lặng và chịu đựng, vì vậy việc quy định này nhằm đảm bảo việc hỗ trợ, ngăn chặn, áp dụng các biện pháp kịp thời của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, góp phần vào việc thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh