2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để việc phòng, ngừa mang lại hiệu quả tốt thì mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phải nâng cao trách nhiệm của mình. Cùng tìm hiểu trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong phòng, chống bạo lực gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình với Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.
Phòng, chống bạo lực gia đình là việc phòng trước không cho bạo lực gia đình xảy ra và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho hành vi vi phạm đó tiếp tục diễn ra.
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác.
Nhà trường là một cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo con người về trí đức và thể dục.
Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Căn cứ theo Điều 39 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình.
Hệ thống giáo dục được chia thành nhiều ngành học, cấp học bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với trình độ nhận thức theo khả năng và độ tuổi của từng đối tượng.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phải đề cao trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thúc đẩy nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình cho toàn thể cộng đồng xã hội.
Việc thực hiện trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong phòng, chống bạo lực gia đình được hướng dẫn bởi Khoản 3 Chỉ thị 16/2008/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành luật phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu bổ sung vào chương trình giáo dục nội dung phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo; chỉ đạo việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong nhà trường.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh