Trách nhiệm của Bộ Y tế trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:30 (GMT+7)

Trách nhiệm của Bộ Y tế trong phòng, chống bạo lực gia đình

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để việc phòng, ngừa mang lại hiệu quả tốt thì mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phải nâng cao trách nhiệm của mình. Cùng tìm hiểu trách nhiệm của Bộ Y tế trong phòng, chống bạo lực gia đình với Luật Hoàng Anh ngay sau đây.

Khát quát chung

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.

Phòng, chống bạo lực gia đình là việc phòng trước không cho bạo lực gia đình xảy ra và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho hành vi vi phạm đó tiếp tục diễn ra.

Bộ y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến dức khỏe của con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Bộ Y tế trong phòng, chống bạo lực gia đình

Căn cứ theo Điều 37 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định trách nhiệm của Bộ Y tế như sau:

Thứ nhất: Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nạn nhân bạo lực gia đình là những người bị chính người thân của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội.

Theo Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế riêng đối với bệnh nhân là bạo lực gia đình.

Thứ hai: Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.

Đây là trách nhiệm nhằm nâng cao hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời đảm bảo việc theo dõi, giám sát việc chăm sóc y tế của các cơ sở để từ đó đưa ra những biện pháp chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình được tốt hơn, góp phần trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ ba: Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu.

Điều 2 Luật phòng, chống tác hại rượu bia 2019 quy định: Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.

Người nghiện rượu là đối tưởng khó kiểm soát được hành vi của bản thân, vì vậy rất dễ thực hiện các hành vi bạo lực gia đình. Bộ Y tế phải có trách nhiệm ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu nhằm nâng cao việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư