2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để việc phòng, ngừa mang lại hiệu quả tốt thì mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phải nâng cao trách nhiệm của mình. Cùng tìm hiểu trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình với Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.
Phòng, chống bạo lực gia đình là việc phòng trước không cho bạo lực gia đình xảy ra và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho hành vi vi phạm đó tiếp tục diễn ra.
Cá nhân ở đây được hiểu là con người cụ thể từ khi sinh ra đến khi chết đi và tồn tại trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội.
Căn cứ theo Điều 31 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Điều 31. Trách nhiệm của cá nhân
1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Các quy định của pháp luật được cụ thể hóa bằng những văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, cá nhân có trách nhiệm thực hiện những quy định của pháp luật được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007; Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; Luật Bình đẳng giới 2006;......Trách nhiệm này nhằm điểu chỉnh các cá nhân thực hiện những hành vi của mình sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước, nhằm đảm bảo xây dựng cuộc sống ổn định, an toàn trật tự, văn minh và phát triển.
Bạo lực ra đình xảy ra thường xuyên và mang tính chất khép kín, chính vì vậy, cá nhân trong phạm vi điều kiện, hoàn cảnh có trách nhiệm kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình như can ngăn, khuyên nhủ,.... và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền để chấm dứt hành vi bạo lực, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình thoát khỏi sự hung hãn, mất kiểm soát của người thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh