Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:30 (GMT+7)

Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để việc phòng, ngừa mang lại hiệu quả tốt thì mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phải nâng cao trách nhiệm của mình. Cùng tìm hiểu trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình với Luật Hoàng Anh ngay sau đây.

Khát quát chung

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.

Phòng, chống bạo lực gia đình là việc phòng trước không cho bạo lực gia đình xảy ra và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho hành vi vi phạm đó tiếp tục diễn ra.

Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình

Theo Điều 32 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Thứ nhất: Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng nhận thức của các thành viên trong gia đình. Vì vậy gia đình phải có trách nhiệm giáo dục và nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện những quy định của pháp luật được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007; Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; Luật Bình đẳng giới 2006;......

Thứ hai: Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

Nạn nhân bạo lực gia đình là đối tượng chịu nhiều tổn thương về thể chất, tinh thần, thậm chí cả về kinh tế. Vì vậy, gia đình có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên nhằm ngăn ngừa các thành viên giải quyết các vấn đề bằng bạo lực. Đồng thời gia đình cần can ngăn, khuyên nhủ người có hành vi bạo lực gia đình nhận thức lại hành vi sai trái của bản thân và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phục hồi sức khỏe, tinh thần và các nhu cầu thiết yếu khác để giúp nạn nhân quay trở lại cuộc sống ổn định, an toàn.

Thứ ba: Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

Trách nhiệm này nhằm đảm bảo việc phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy việc phát hiện, xử lý vi phạm về bạo lực gia đình nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại do hành vi bạo lực gia đình gây ra.

Thứ tư: Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Ngoài việc thực hiện những trách nhiệm nêu trên, gia đình còn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư