Việc chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:29 (GMT+7)

Việc chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu vấn đề chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.

Khát quát chung

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.

Nạn nhân bạo lực gia đình là những người bị chính người thân của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Pháp luật đảm bảo nạn nhân bạo lực gia đình được hỗ trợ, chăm sóc, có điều kiện để phục hồi sau khi bị xâm hại, xây dựng cuộc sống ổn định, an toàn, lành mạnh và văn minh trong đời sống gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

Theo Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ theo Điều 23 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Xác nhận khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Khoản 1 Điều 23 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:

“1. Khi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu.”

Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.

Điều trị  là có thể hiểu là  quá trình sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, chăm sóc, phục hồi chức năng cơ thể.

Ngoài quy định nêu trên, vấn đề xác nhận khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình được hướng dẫn tại Thông tư 24/2017/TT-BYT của Bộ y tế quy định quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chi phí cho việc khám và điều trị cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Khoản 2 Điều 23 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:

“ 2. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế.”

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định: Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.

Trách nhiệm của nhân viên y tế.

Khoản 3 Điều 23 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:

“ 3. Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.”

Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Tội phạm có bốn dấu hiệu sau: tính trái pháp luật, tính nguy hiểm cho xã hội, tính phải chịu hình phạt, tính có lỗi.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư