2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008, Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia (khoản 1 Điều 2).
Từ đó, có thể hiểu, Nhà nước thực hiện hoạt động mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được. Việc trưng mua tài sản sẽ được thực hiện thông qua quyết định hành chính do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản được quy định tại Điều 14 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008:
“Điều 14. Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 của Luật này.
3. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được ủy quyền hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản”.
Căn cứ theo quy định trên, từng loại tài sản thuộc đối tượng trưng mua được quy định tại Điều 13 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 sẽ có những chủ thể có thẩm quyền quyết định khác nhau.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008, Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua tài sản là Nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp, khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp mà Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được.
Trong đó, Nhà và tài sản khác gắn liền với đất được hiểu là Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; Nhà ở riêng lẻ (là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập - Khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014); Công trình xây dựng khác; Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật” (Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng mua tài sản là thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác; phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được ủy quyền hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh