Không bàn giao tài sản khi Nhà nước trưng dụng thì giải quyết thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:55 (GMT+7)

bài viết trình bày quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định trưng dụng tài sản

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trưng dụng là việc tạm lấy hoặc tạm sử dụng tài sản, nhân công của cá nhân công dân hay của các đơn vị, cơ quan dưới quyền trong một thời gian nhất định để phục vụ cho công việc cần thiết, các công việc trước mắt, trưng dụng được sử dụng với tư cách là một thuật ngữ pháp lý khi nó được coi là một biện pháp pháp luật.

Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi là Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008) quy định khái niệm trưng dụng tài sản như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.”

Người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng.

Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia thì Nhà nước sẽ sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân. Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qu quyết định hành chính. Khi đó, người có tài sản trưng dụng sẽ có các quyền như được hoàn trả lại tài sản trưng dụng và bòi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra, được khen thưởng về thành tích và đóng góp trong hoạt động trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật và khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật. Bên cạnh các quyền như vậy, thì người có tài sản trưng dụng phải đáp ứng được nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng dụng tài sản của Nhà nước. Cụ thể Điều 10 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định:

“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng

1. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có các quyền sau đây:

a) Được thanh toán tiền trưng mua tài sản; được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra;

b) Được khen thưởng về thành tích và đóng góp trong hoạt động trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;

c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.”

Theo đó, Điều 31 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định trường hợp người có tài sản trưng dụng không chấp hành quyết định trưng dụng tài sản của Nhà nước sẽ được giải quyết như sau:

“Điều 31. Cưỡng chế thi hành quyết định trưng dụng tài sản

Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng tài sản ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, vơi quy định này khi người có tài sản trưng dụng không bàn giao tài sản, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Trưng mua, trưng dụng.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư