2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trưng mua là biện pháp cưỡng chế buộc phải bán tài sản cho Nhà nước theo thỏa thuận giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản trên cơ sở thời giá thị trường. Trưng mua được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
Theo quy định của pháp luật thì Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Điều 13 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 quy định tài sản thuộc đối tượng trưng mua gồm:
- Nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp (1).
- Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác (2).
- Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác (3).
Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản thuộc đối tượng trưng mua nêu trên được quy định tại Điều 14 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua tài sản quy định tại (1) nêu trên.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng mua tài sản quy định tại (2) và (3) nêu trên.
- Người có thẩm quyền nêu trên không được ủy quyền hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản.
Trong quyết định trưng mua tài sản của cơ quan có thẩm quyền đối với các tài sản thuộc đối tượng trưng mua được nêu ở trên thì nội dung của quyết định trưng mua tài sản được quy định tại Điều 15 Luật trưng mua, trưng dụng 2008 gồm các nội dung sau đây:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng mua tài sản;
- Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng mua;
- Tên, địa chỉ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua;
- Mục đích trưng mua;
- Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản trưng mua;
- Giá trưng mua tài sản (nếu thỏa thuận được);
- Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua;
- Thời hạn, hình thức và địa điểm thanh toán tiền trưng mua tài sản.
Quyết định trưng mua tài sản phải được giao ngay cho người có tài sản trưng mua; trường hợp người có tài sản trưng mua vắng mặt thì quyết định trưng mua tài sản phải được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có tài sản trưng mua.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Trưng mua, trưng dụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh